Tin tức
Chụp cộng hưởng từ cột sống – kỹ thuật chụp và những điều cần biết
- 16/11/2021 | Vai trò chụp cộng hưởng từ MRI tuyến tiền liệt
- 01/11/2021 | Những điều cần biết về chụp MRI khi mang thai
- 26/07/2021 | Giải đáp: Chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể?
- 04/09/2021 | Giải đáp thắc mắc: chụp MRI tử cung phát hiện bệnh gì?
- 03/05/2021 | Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI được áp dụng trong trường hợp nào?
- 01/04/2021 | Chụp MRI là gì? Khi nào thì nên chụp MRI?
Nền y học hiện nay có rất nhiều phương pháp lâm sàng, cận lâm sàng đánh giá và chẩn đoán bệnh lý cột sống. Trong đó chụp cộng hưởng từ cột sống là phương pháp vô cùng giá trị, giúp đánh giá toàn diện từ thân đốt sống đến hệ thống thần kinh, đĩa đệm, dây chằng…
1. Chụp cộng hưởng từ cột sống là gì?
Thay vì dùng tia X để đánh giá cột sống theo hướng thẳng nghiêng hoặc chếch trong X – quang hoặc đánh giá cột sống với nhiều lát cắt mỏng trong cắt lớp vi tính. Chụp cộng hưởng từ cột sống sử dụng từ trường và sóng radio để đánh giá toàn bộ hệ thống cột sống bao gồm đốt sống, dây thần kinh, đĩa đệm và dây chằng...
Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ cột sống giúp bệnh nhân không phải nhận bức xạ từ tia X và có thể đánh giá cột sống được toàn diện hơn.
2. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cột sống
2.1. Phương pháp chụp cộng hưởng từ cột sống
Hiện tại có hai phương pháp chụp cộng hưởng từ cột sống.
- Phương pháp 1 chụp cộng hưởng từ cột sống toàn bộ: chụp cột sống từ cổ đến thắt lưng và tái tạo hình ảnh nhờ phần mềm nối tạo thành cột sống toàn trục.
Hình 1. Chụp cộng hưởng từ cột sống toàn bộ.
- Phương pháp 2 chụp cộng hưởng từ cột sống từng phần: chia ra chụp cộng hưởng từ cột sống cổ, chụp cộng hưởng từ cột sống lưng và chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.
Hình 2. Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ - lưng – thắt lưng.
2.2. Các chuỗi xung dùng trong chụp cộng hưởng từ cột sống.
Cả hai phương pháp đều sử dụng các chuỗi xung cơ bản tương tự nhau bao gồm:
+ Xung định vị localizer 3 plane.
+ Chuỗi xung T1 – FSE – Sagittal : Đánh giá cột sống theo mặt phẳng thẳng đứng trên chuỗi xung T1. Đặt định vị song song với trục của cột sống và bao phủ lên hết phần cột sống cần chụp.
+ Chuỗi xung T2 – FSE – Sagittal: Đánh giá cột sống theo mặt phẳng thẳng đứng trên chuỗi xung T2. Cách đặt định vị tương tự chuỗi xung T1 – Sagittal.
Hình 3. Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ chuỗi xung T1, T2 sagittal
+ Chuỗi xung T2 – FSE – Axial: Đánh giá đĩa đệm, sự chèn ép đĩa đệm vào dây thần kinh theo mặt phẳng ngang trên chuỗi xung T2. Đặt định vị vuông góc với trục cột sống, các lát cắt song song với đĩa đệm.
Hình 4. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng chuỗi xung T2 axial
+ Chuỗi xung T2 – Stir - Sagittal: Xóa mỡ .
+ Trường hợp đánh giá cột sống bị cong vẹo chụp thêm hướng Coronal.
+ Khi cần tiêm thuốc đối quang từ cần chụp xung T1 xóa mỡ trước tiêm và sau tiêm.
Về cơ bản điểm giống nhau của cả hai phương pháp chụp là bộ xung đánh giá giống nhau, và đều có thể đánh giá được cột sống từ đĩa đệm, thân đốt sống, hệ thống dây chằng, ống sống và dây thần kinh đi kèm. Tuy nhiên phương pháp chụp cột sống toàn bộ cho thấy được hình ảnh tổng quan về cột sống từ cột sống cổ đến cột sống cùng cụt và giá thành chụp sẽ cao hơn so với chụp từng phần. Phương pháp chụp cột sống từng bộ phận sẽ đánh giá từng đoạn của cột sống ( cổ - lưng - thắt lưng) giúp giảm chi phí cho bệnh nhân.
3. Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ cột sống
3.1. Chuẩn bị bệnh nhân
- Kiểm tra lại thông tin, tên, tuổi, khai thác tiền sử bệnh lý, lâm sàng của bệnh nhân.
- Tháo bỏ toàn bộ vật dụng kim loại từ tính. Đảm bảo bệnh nhân không có máy trợ tim và các dụng cụ chống chỉ định chụp cộng hưởng từ.
- Giải thích quy trình chụp sẽ mất thời gian từ 15-20 phút và khi chụp sẽ tạo tiếng ồn, bệnh nhân cần hợp tác nằm yên không được di chuyển.
- Trường hợp bệnh nhân chụp cộng hưởng từ cột sống cần tiêm thuốc đối quang từ cần giải thích rõ về quy trình chụp, tác dụng cũng như tác dụng không mong muốn có thể xảy ra và yêu cầu bệnh nhân làm cam kết trước khi chụp.
3.2. Chỉ định
- Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm.
- U tủy sống, các bệnh lý về tủy sống.
- U cột sống nguyên phát hoặc di căn.
- Viêm nhiễm cột sống, lao cột sống.
3.3. Chống chỉ định
- Bệnh nhân đặt máy trợ tim.
- Đã mổ thay van tim (van đó có thành phần kim loại).
- Mang trong người các vật liệu ghép từ tính.
- Máy kích thích thần kinh.
- Máy bơm tiêm tự động cấy trong người (ví dụ: bơm insulin).
- Dị vật trong nhãn cầu ( trong những trường hợp nghi ngờ thì phải chụp X-quang và yêu cầu khám chuyên khoa).
- Clips mạch máu trong sọ.
- Có ống dẫn lưu bằng kim loại trong các hốc trong cơ thể.
- Máy trợ thính, Cấy điện cực ốc tai.
- Đinh nội tủy hoặc kim loại kết hợp xương.
- Bệnh nhân có máy thở đi kèm.
- Bệnh nhân bị hội chứng buồng kín
- Bệnh nhân kích động, tăng động không thể nằm yên.
3.4. Ưu điểm khi chụp cộng hưởng từ cột sống tại bệnh viện Medlatec
Bệnh nhân sử dụng dịch vụ chụp cộng hưởng từ cột sống tại bệnh viện đa khoa Medlatec có rất nhiều ưu điểm:
Hệ thống máy chụp cộng hưởng từ hiện đại đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất.
Hình 5. Máy chụp cộng hưởng từ tại phòng khám đa khoa Medlatec.
Bệnh nhân có thể đặt lịch trước trên hệ thống đặt lịch online, giảm thời gian chờ đợi.
Được tư vấn tận tình chu đáo, hướng dẫn cẩn thận trước, trong và sau khi chụp.
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao dày dặn kinh nghiệm, có thể hợp tác hội chẩn ngoài hệ thống đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Giá cả phải chăng và thời gian trả kết quả nhanh nhất có thể.
Để trải nghiệm dịch vụ chụp cộng hưởng từ cột sống hoặc cần tư vấn thêm xin liên hệ hotline 1900565656 hoặc đến bất kỳ cơ sở MEDLATEC nào trên toàn quốc để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!